Skip to document

49. Lê Thị Trang - ktct

ktct
Course

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01)

999+ Documents
Students shared 7255 documents in this course
Academic year: 2023/2024
Uploaded by:
Anonymous Student
This document has been uploaded by a student, just like you, who decided to remain anonymous.
Singapore Management University

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN

ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ LIÊN

HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Trang Mã sinh viên : 11226382 Lớp tín chỉ : Kinh tế chí trị Mác-Lenin(222)_ Số thứ tự : 49 Hà Nội, tháng 6/2023.

CHƯƠNG 3: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP...............................................................
      1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THẤT NGHIỆP
      1. PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP.......................................................................................................
  • ĐÂY
    • 3 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ 1 NĂM
    • 3 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM
    • TẠI VIỆT NAM................................................................................................................................... 3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN
      • 3.3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHUNG
      • 3.3 VỀ PHÍA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
      • 3.3 VỀ PHÍA THANH NIÊN
    • 3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM
      • 3.4. VỀ PHÍA THANH NIÊN.....................................................................................................................
      • 3.4.2Ề PHÍA NHÀ NƯỚC
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP

Trước Các đã có không ít những học thuyết kinh tế giải thích nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhưng Các là người đầu tên vận dụng, đưa quan điểm triết học và thực tiễn để giải thích nguyên nhân của thất nghiệp một cách chính xác và đầy đủ nhất. Những quan điểm của ông về vấn đề thất nghiệp là tiền đề để các nhà kinh tế học sau này nghiên cứu và phát triển. Thực tế, xét chung trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà các nhà tư bản có được lớn hơn rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiền công của người lao động làm thuê. Các đã quan sát thấy thực tế này và gọi đó là sự bần cùng hoá người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả biến có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Bắt đầu từ trong xã hội tư bản, khi lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết của các nhà tư bản đồng thời họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ không hề bận tâm đến tình trạng thất nghiệp thậm chí còn kiếm lời từ đó. Trong khi đó, người lao động không có các nguồn lực sản xuất đành chấp nhận bán sức lao động hoặc thất nghiệp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, dùng quá trình tích luỹ tư bản để lý giải cho thất nghiệp. Theo lý thuyết, tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần gía trị thặng dư thành tư bản. Nhưng hiểu bản chất, đó là quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua thêm hàng hoá sức lao động, trang bị máy móc.... Để có thể hiểu được nguyên nhân thất nghiệp chúng ta phải hiểu được các bộ phận tư bản liên quan đến nó: tư bản bất biến và tư bản khả biến.

  • Tư bản bất biến ( ký hiệu là c) là: bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyểnvào sản phẩm, tức không thay đổi về lượng giá trị của nó.
  • Tư bản khả biến ( ký hiệu là v) là: bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng. Trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về mặt quy mô, mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. Các phân biệt cấu tạo kỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản:
  • Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất nói trên. Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người

ta thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100kw điện/1công nhân, 10máy dệt/1 công nhân. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một công nhân sử dụng ngày càng tăng lên.

  • Cấu tạo giá trị của tư bản: là quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (c/v). Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu thị mối quan hệ này Mac dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Đây chính là nguyên nhân gây ra thất nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là mục tiêu, động lực và động cơ của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Marx từng nói rằng: “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”. Qua đó thấy được doanh nghiệp muốn tối ưu hoá lợi nhuận và tăng doanh thu thì sẽ tìm cách gia tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất. Việc này của các nhà tư bản đóng vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp. Theo đó, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào một trong hai hay cả hai yếu tố: tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng, khối lượng giá trị thặng dư. Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư có thể lí giải trực tiếp cho thất nghiệp bao gồm: Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động: Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng di quy mô giá trị thặng dư. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP...............................................................

2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THẤT NGHIỆP

Ở Việt Nam, thất nghiệp là một vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trong khi chưa có văn bản quy phạm pháp luật về thất nghiệp và vấn đề thất nghiệp đã có công trình nghiên cứu nhất định. Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. 2. PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP 1 .Nhân khẩu thừa (nạn thất nghiệp ngày nay) từng được phân thành 3 hình thái cơ bản chính như sau:

  • Nhân khẩu thừa lưu động: là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này, nhưng lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác. Nói chung, số này chỉ mất việc làm từng lúc.
  • Nhân khẩu thừa tiềm tàng: là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp – đó là những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìm được việc làm trong công nghiệp, phải sống vất vưởng.
  • Nhân khẩu thừa ngừng trệ: là những người hầu như thường xuyên thất nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt,sống lang thang, tạo thành tầng lớp dưới đáy xã hội.
  1. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu; tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một cách đa dạng và bài bản hơn:
  2. Phân loại theo lí do
  • Mất việc: Người lao động không có việc làm do các tổ chức doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do gì.

  • Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan

  • Nhập mới: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm

  • Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp. 2 Phân loại theo tính chất

  • Thất nghiệp tự nguyện: khi một mức tiền lương củ thể người lao động không muốn làm việc hoặc vì có lí do cá nhân, dạng thất nghiệp này thường là tạm thời.

  • Thất nghiệp không tự nguyện: là khi người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động 2 Phân loại theo nguyên nhân Thất nghiệp thường được chia thành hai nhóm: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì. Thất nghiệp tự nhiên biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, còn thất nghiệp chu kì chỉ những dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức tự nhiên. Thất nghiệp tự nhiên:

  • Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mìnhviệc làm.

  • Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm, ...

  • Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Xảy do sự không cân bằng giữa cung và cầu trong thị trường lao động, khi mà số lượng người lao động vượt quá số lượng việc làm có sẵn. Thất nghiệp chu kì:

  • Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động.

( Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam) Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý I năm 2023 là khoảng 885,5 nghìn người, giảm 12,4 nghìn người so với quý trước và giảm 443,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,94%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,31%; khu vực nông thôn là 2,34%. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo thị trường lao động những tháng tiếp theo của năm 2023 cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng; sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu; lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt..., làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn sụt giảm. 3 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, người thất nghiệp được định nghĩa là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc. Trong đó, người thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên được áp dụng với đối tượng là người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.

Năm Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam 2020 2,48% 7% 2021 3,22% 8,48% 2022 2,32% 7,72% Quý I- 2023 2,25% 7,61% ( Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam) Theo số liệu trên, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên nước ta thực tế thường giữ ở mức cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ này đối với người trong độ tuổi lao động, trở thành nhóm độ tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên những năm trước 2020 có xu hướng giảm liên tục, tuy nhiên vì tình hình của dịch bệnh Covid nên đã tăng trở lại. Năm Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên theo khu vực 2020 8,48% Thành thị 11,91% Nông thôn 6,76% 2021 7,1% Thành thị 10,63% Nông thôn 5,45% 2022 7,72% Thành thị 9,7% Nông thôn 5,3% Quý I- 2023 7,61% Thành thị 9,46% Nông thôn 6,65% ( Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam) Trong quý I năm 2023, cả nước có hơn 1,5 triệu thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11,7% tổng số thanh niên), tăng 54,2 nghìn người so với quý trước và giảm 134,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 12,7% so với 10,3% và

3.3 VỀ PHÍA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

  • Chất lượng đào tạo, giảng dạy các ngành nghề chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội. Các trường đại học, cao đẳng còn xem nhẹ phần thực hành mà quá đặt nặng lý thuyết. Ngoài ra, còn do chương trình đào tạo ở các trường vẫn theo lối tư duy cũ, thiếu thực tế, cơ sở vật chất nghèo nàn... khiến cho việc sinh viên theo học khó khăn. Kiến thức tích luỹ không đủ hoặc không thể đáp ứng phục vụ cho nhu cầu tìm việc của giới trẻ. Khi cách dạy học chuyển từ giáo dục truyền thống, công nghiệp sang giáo dục thời đại thông tin. Đây là hệ thống giáo dục mới tập trung phần lớn vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh, sinh viên học chính thức nền tảng không chỉ trong nhà trường, mà còn phải tiếp tục trau dồi vốn kiến thức để không bị lạc hậu lỗi. 3.3 VỀ PHÍA THANH NIÊN 1ếu định hướng nghề nghiệp. Ở Việt Nam, việc lựa chọn ngành nghề chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố bên ngoài. Với tâm lý luôn muốn che chở, an toàn. Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình theo đuổi các nghành nghề mang lại mức lương ổn định,danh tiếng, như: kỹ sư, bác sĩ, giáo viên... và con cái thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó. Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Nhiều trường hợp thanh niên khi chọn trường, công việc không tìm hiểu kĩ càng mà có xu hướng theo đuổi các ngành nghề được gọi là “hot” để bắt kịp với bạn bè, không thực sự vì đam mê hay mục đích.
    1. Thanh niên thiếu kỹ năng làm việc. Các doanh nghiệp lớn muốn tuyển những nhân sự có kinh nghiệm để tăng hiệu quả việc làm niên là sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc. Nhiều bạn trẻ khi học đại học chỉ chăm chăm nhìn vào sách vở mà quên mất các kĩ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học.... Dẫn đến hệ quả khi mới bước chân vào thị trường lao động sẽ không không có đủ kiến thức kinh nhiệm chinh phục các doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng ta cần thay đổi tư duy nên nhìn nhận các trường đại học như là một doanh nghiệp, họ có thể đào tạo sinh viên đúng thực chất bằng việc cộng tác với công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường và cập nhật chương trình đào tạo tương ứng.

3 .Một số thanh niên luôn than trách, đổ lỗi do số phận. Việc học luôn xuất phát phần lớn từ chính bản thân người học. Ấy vậy, trong khi thế giới ngày càng phát triển, thì luôn có một thành phần thanh niên luôn oán thanh, trách mắng để che đậy đi sự lười nhác của bản thân. Luôn đưa các nguyên nhân khách quan, tránh né nguyên nhân chủ quan; sinh viên không nhận thức được lỗi ở bản thân, nên không thể tự trau dồi kiến thức, cố gắng tìm việc. 3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THANH NIÊN TẠI VIỆT NAM 3.4. VỀ PHÍA THANH NIÊN 1 động trẻ cần sớm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Người lao động cần phải tích cực nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình. Lao động cần có sự đầu tư về thời gian và nghiêm túc trong việc chọn lựa nghề nghiệp. Tránh việc coi thường và bỏ qua cơ hội tham gia quá trình đào tạo bài bản để nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của bản thân. Thanh niên cần tránh học đại trà, chạy theo trào lưu mà không có định hướng xây dựng, dẫn đến việc học không mang lại hiệu quả, kiến thức còn nhiều thiếu sót. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, ngoại ngữ đa trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc, được ưu tiên trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng ngày càng trở nên thiết yếu và là nền tảng để phát triển sự nghiệp của lao động trẻ trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4. 2. Trải nghiệm thực tế các công việc, ngành nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa người học và cơ sở đào tạo. Áp dụng việc học trên giấy vào thực tiễn, để học đi đôi với hành thì những kiến thức được các thầy cô giảng dạy không còn trừu tượng với người học, giúp người học dễ hiểu và áp dụng nhạy bén hơn. Bên cạnh đó sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập, thực tập. Trong thực tế, khi sinh viên coi nhẹ việc thực tập, kiến tập thì sẽ không khác gì việc chạy theo lí thuyết “suông” mà không có thực hành.

  1. Quy hoạch và xây dựng mở rộng mạng lưới trung tâm dịch vụ kết nối việc làm. Mở rộng mạng lưới trung tâm dịch vụ kết nối việc làm là cần thiết vì các trung tâm giúp thanh niên tìm được việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của mình, nâng cao chất lượng việc làm. Ngoài ra, một mạng lưới trung tâm dịch vụ kết nối việc làm rộng lớn còn có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển kinh tế. Việc mở rộng mạng lưới trung tâm dịch vụ kết nối việc làm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm bớt tình trạng thất nghiệp hiện nay. 4 .Bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiếp đảm bảo lao động khi mất việc sẽ có một khoảng tiền chi trả cuộc sống và cơ hội có thể tìm công việc mới. Hơn thế nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡ ng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì và nâng cao chất lượng việc làm

KẾT LUẬN

Thất nghiệp xuất hiện ở hầu hết các quốc gia và luôn là thực trạng đáng lo ngại và bận tâmlà thách thức lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nó thường tác động đồng thời đến nhiều mặt của đời sống-xã hội. Do đó, đây không phải vấn đề có thể giải quyết một sớm- một chiều. Tuy tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao nhưng nhà nước đang cố gắng phát huy vai trò trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách hiệu quả và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện tại em đang là sinh viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, trên đây là nội dung về đề tài “ Trình bày lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” và củ thể hơn em đã tìm hiểu vấn đề thất nghiệp ở lứa tuổi thanh niên. Với những kiến thức còn hạn chế, khó tránh khỏi việc sai sót trong quá trình tìm hiểu, em rất mong có được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn!

Was this document helpful?

49. Lê Thị Trang - ktct

Course: Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01)

999+ Documents
Students shared 7255 documents in this course
Was this document helpful?
TRƯNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRMÁC-LÊ NIN
ĐỀ TÀI:
TRÌNH BÀY LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ LIÊN
HỆ VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
:
Lê Thị Trang
Mã sinh viên
:
11226382
Lớp tín chỉ
:
Kinh tế chí trị Mác-Lenin(222)_26
Số thứ tự
:
49
Nội, tháng 6/2023.