- Information
- AI Chat
Mohinh 3P Nhóm 6 - Bài tập mô hình 3P
Bài tập mô hình 3P
Course
Giao tiếp kinh doanh (TOU1001)
999+ Documents
Students shared 1332 documents in this course
University
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Academic year: 2023/2024
Uploaded by:
0followers
4Uploads
1upvotes
Related Studylists
gttkdPreview text
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------
HOC PHẦN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM: MÔ HÌNH 3P
Giảng viên: Hà Quang Thơ
Lớp học phần : TOU1001_48K08_48K08.
NHÓM 6:
Thành viên Lớp
1. Huỳnh Mai Chi : 48K08.
2. Nguyễn Duy Thắng : 48K08.
3. Lê Thị Hường Nga : 48K08.
4. Nguyễn Thị Ngọc Nhi : 48K08.
5. Trần Thị Vân : 48K08.
Đà Nẵng, 10/
I. Yêu cầu:
1. Thảo luận về mối quan hệ giữa “Khuôn khổ của việc ra
quyết định có đạo đức” với “Process (Tiến trình)” trong ví dụ
mô hình 3P.
2. Trên cơ sở thảo luận ở trên, tiến hành xây dựng mô hình
3P cho tình huống giao tiếp có đạo đức dưới đây:
Giám đốc của bạn muốn bạn thiết kế bao bì sản phẩm nhái một
sản phẩm tương tự của một công ty có thương hiệu. Giám đốc yêu
cầu bạn thiết kế sao cho không vi phạm quyền sở hữu thương mại.
Bạn là người cư xử có đạo đức.
II. Trình bày kết quả thảo luận:
1. Mối quan hệ giữa “Khuôn khổ của việc ra quyết định có
đạo đức” với “Process (Tiến trình)”
- Khuôn khổ của việc ra quyết định có đạo đức: Đây là tập hợp
các nguyên tắc và giá trị đạo đức mà một tổ chức hoặc cá nhân sử
dụng để đánh giá và hướng dẫn quyết định của họ. Khuôn khổ đạo
đức giúp xác định xem một quyết định có phù hợp với các giá trị và
tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức hay không.
- Process (Tiến trình): Là cách mà quyết định được đưa ra và thực
hiện trong tổ chức. Process bao gồm các bước và quy trình mà người
ra quyết định phải tuân theo để đảm bảo rằng quyết định được thực
hiện một cách hợp lý và hiệu quả.
- Quyết định có đạo đức và tiến trình: Khuôn khổ đạo đức là cơ
sở cho quyết định có đạo đức, đảm bảo rằng quyết định đáp ứng các
giá trị và nguyên tắc đạo đức của tổ chức hoặc cá nhân. Tiến trình là
cách thức quyết định được đưa ra và thực hiện. Việc có một tiến trình
tốt sẽ đảm bảo rằng quyết định được đưa ra một cách công bằng,
minh bạch và tuân theo các nguyên tắc đạo đức.
2. Xây dựng mô hình 3P:
a) Purpose (Mục đích):
- Thuyết phục sếp rằng việc đạo nhái sản phẩm của công ty khác
là vi phạm về quyền sỡ hữu trí tuệ. Điều này là vi phạm pháp luật và
một lượng lớn người tiêu dùng hạn chế tiêu thụ sản phẩm dẫn đến
mất doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến hình ảnh công ty: Đạo nhái bao bì có thể
làm giảm danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt nếu sản phẩm/dịch
vụ được sản xuất hoặc phân phối không đạt chất lượng và an toàn.
Điều này sẽ gây thất vọng và mất niềm tin của khách hàng đối với
doanh nghiệp.
Ảnh hưởng đến sự đầu tư vào sáng tạo: Khi mà doanh
nghiệp thấy rằng sản phẩm của họ dễ dàng bị đạo nhái bao bì, họ có
thể hạn chế hoặc không đầu tư nhiều vào nghiên cứu,phát triển,
sáng tạo và xây dựng chiến lược kinh doanh ra sản phẩm mới.
+ Người tiêu thụ/Khách hàng:
An toàn về chất lượng sản phẩm không được đảm bảo:
Bao bì là một trong những phần quan trọng của quá trình bảo quản
sản phẩm. Nếu sản phẩm bị đạo nhái bao bì kém chất lượng, dẫn
đến hư hỏng, ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm bên trong bao bì.
Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng, sự hài lòng và
sức khỏe của khách hàng.
Thiệt hại về tài chính: Sử dụng sản phẩm đạo nhái bao bì
của sản phẩm gốc dẫn đến sự thiệt hại tài chính đối với khách hàng
vì họ có thể phải mua lại sản phẩm chính thống thay thế cho sản
phẩm đó. Điều này vừa ảnh hưởng về mặt vật chất và tinh thần của
họ.
+ Công ty: sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Việc đạo nhái bao bì chưa bị phát hiện: Công ty vẫn sẽ
tiếp tục sản xuất và phân phối sản phẩm, thậm chí sẽ đa dạng mẫu
mã dựa trên bao bì đạo nhái đó. Từ đó sẽ thu lại được một khoản thu
nhập đáng kể
Việc đạo nhái đã bị phát hiện: Theo luật thương mại, công
ty sẽ chịu trách nhiệm về việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có
thương hiệu. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và sẽ tương ứng với đó
là các mức xử phạt cụ thể ( từ 2 triệu đồng - 100 triệu đồng ).
+ Xã hội: Gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kích
thích một xã hội hình thành thói quen sử dụng hàng đạo nhái. Điều
này rất nguy hại đối với một nước đang trên đà phát triển như Việt
Nam.
+ Bản thân tôi và những đồng nghiệp cùng thực hiện công
việc thiết kế: Nếu việc đạo nhái bao bì sản phẩm bị phát giác bởi Cục
Sở Hữu Trí Tuệ. Thì tôi và có sự tham gia của phòng ban thiết kế sẽ
phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và bị chịu phạt.
- Dự án này có phù hợp với giá trị của tôi và của công ty
hay không?
+ Đối với tôi - một người cư xử có đạo đức, thì hành động này
đã làm trái lương tâm của mình và trái với nguyên tắc nghề nghiệp
của mình. Bản thân tôi sẽ cảm thấy có lỗi và thiếu sự tôn trọng đối
với người sáng tạo ra bao bì của công ty đó.
+ Đối với công ty, hành vi này của tôi sẽ ảnh hưởng đến cá
nhân nói riêng và công ty nói chung. Ngoài ảnh hưởng về danh tiếng,
doanh số thì công ty cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
với hành vi không phù hợp với thông lệ điều hành trong hoạt động
kinh doanh.
- Tôi sẽ cảm thấy như thế nào khi quyết định được biết
đến?
Nếu quyết định này được mọi người biết đến thì tôi sẽ cảm thấy
hổ thẹn, xấu hổ, sai lệch quy tắc làm việc của bản thân, mất đi sự uy
tín, đạo đức công việc. Đây là đều mà không một ai trong số chúng
ta muốn xảy ra trong cuộc đời sự nghiệp của mình.
Ngoài ra tôi sẽ cảm thấy tự trách vì nó sẽ ảnh hưởng đến công
ty và khách hàng, có thể dẫn tới những trường hợp mà ta không
lường trước được. Vì vậy, trước khi đưa ra một quyết định hay hành
- Mục tiêu giao tiếp: Làm cho giám đốc chấp thuận việc từ chối
đạo nhái thiết kế bao bì sảm phẩm của công ty có tiếng khác và hài
lòng với những đề xuất thiết kế mới của nhân viên.
- Phương tiện: Bằng email.
- Thông điệp:
Kính gửi Giám đốc!
Tôi là Nguyễn Văn A, nhân viên thiết kế của công ty.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giám đốc vì đã
tin tưởng, tín nhiệm tôi bao năm qua và giao cho tôi dự án thiết kế
bao bì sản phẩm mới lần này. Trong các năm vừa qua, được làm việc
và đồng hành cùng Giám đốc là niềm vinh dự của tôi. Tôi đã học hỏi
được rất nhiều từ Giám đốc và luôn cố gắng hoàn thành công việc
được giao.
Tuy nhiên, tôi rất xin lỗi vì lần này tôi không thể hoàn thành
công việc mà Giám đốc yêu cầu. Bởi vì lần này tôi được yêu cầu sẽ
thiết kế bao bì giống với sản phẩm của công ty B, nhưng đối với tôi
việc đạo nhái thiết kế bao bì sản phẩm của một công ty khác là việc
làm trái với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Và trên hết, đây là việc
làm vi phạm pháp luật, nếu việc làm này bị phát hiện, cả tôi và giám
đốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, không những vậy, cả
danh tiếng công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng, sẽ vướng phải vấn đề pháp
lý và có nguy cơ bị tẩy chay trên thị trường. Thay vào đó, tôi xin
được đề xuất với Giám đốc rằng tôi và các đồng nghiệp của mình sẽ
cố gắng làm việc chăm chỉ và cho ra những ý tưởng thiết kế mới,
mang đậm dấu ấn của công ty để sản phẩm của công ty có thể
truyền thông mạnh mẽ trên thị trường mà không gặp phải nguy cơ vi
phạm pháp luật. Chúng tôi sẽ không làm Giám đốc thất vọng. Một
lần nữa, tôi xin kính mong sự thấu hiểu của Giám đốc và hy vọng
rằng Giám đốc sẽ cân nhắc đề xuất của tôi được thực hiện.
Thân mến!
Nguyễn Văn A
Was this document helpful?
Mohinh 3P Nhóm 6 - Bài tập mô hình 3P
Course: Giao tiếp kinh doanh (TOU1001)
999+ Documents
Students shared 1332 documents in this course
University: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Was this document helpful?
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------
HOC PHẦN GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
BÀI TẬP NHÓM: MÔ HÌNH 3P
Giảng viên: Hà Quang Thơ
Lớp học phần : TOU1001_48K08.2_48K08.3
NHÓM 6:
Thành viên Lớp
1. Huỳnh Mai Chi : 48K08.3
2. Nguyễn Duy Thắng : 48K08.3
3. Lê Thị Hường Nga : 48K08.3
4. Nguyễn Thị Ngọc Nhi : 48K08.2
5. Trần Thị Vân : 48K08.3
Đà Nẵng, 10/2023
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer