- Information
- AI Chat
Mẫu bìa Luật Ngân hàng - lnh
Luật Dân sự 1 (LDS1)
Trường Đại học Luật Hà Nội
Preview text
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSV
1 Trần Thị Thu Hà 11201236 2 Phạm Thúy Hằng 11201342 3 Nguyễn Ngọc Minh 11202559 4 Nguyễn Thị Trang Uyên 11208384 5 Vũ Thu Uyên 11208401
PHÂN TÍCH BẢN ÁN................................................................................................
III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG..................................................
- Hoàn thiện về khái niệm hợp đồng tín dụng......................................................
- Hoàn thiện điều khoản về nội dung của hợp đồng tín dụng.............................
- Đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và Luật các Tổ chức tín dụng 13
- Quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp thế chấp dùng tài sản của người thứ ba.........................................................................................................
I. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
- Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tín dụng 1.1. Khái niệm Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS). Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là văn bản thỏa thuận giữa:
- Chủ thể: bên cho vay (tổ chức tín dụng), bên vay (tổ chức, cá nhân) có đủ điều kiện do luật định.
- Mục đích: xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó bên cho vay ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm. 1.1. Đặc điểm
- Hợp đồng tín dụng bản chất là một loại hợp đồng cho vay tài sản trong giao dịch dân sự, do đó nó sẽ mang một số những đặc điểm chung của hợp đồng cho vay tài sản cụ thể như sau:
- Mang bản chất là hợp đồng song vụ, tức cả hai bên là tổ chức tín dụng và cá nhân, tổ chức vay tiền đều có nghĩa vụ thực hiện công việc ghi trong hợp đồng.
- Bản chất là hợp đồng chuyển quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản từ tổ chức tín dụng qua khách hàng vay tín dụng.
- Hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay có lãi suất hoặc không có lãi suất tùy thuộc vào mục đích hoạt động và quy định pháp luật về mỗi loại hình tổ chức tín dụng.
- Bên vay phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong thời hạn quy định.
- Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng còn mang những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Về hình thức: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT–NHNN thì hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
- Về thời hạn: Là loại hợp đồng luôn được xác định thời hạn trước và thời hạn đó được ghi nhận trong nội dung hợp đồng.
- Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ), về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
- Cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi...).
vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: a) Ngân hàng thương mại: Mô hình ngân hàng này có quy mô lớn, cung ứng đa dạng các dịch vụ cấp tín dụng. Trong đó, hoạt động cho vay (kể cả cho vay tiêu dùng) vẫn là nghiệp vụ chủ yếu với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do chiếm tỷ trọng giao dịch cao, có tác động, ảnh hưởng mang tính hệ thống nên thủ tục cho vay của các ngân hàng này thường được tiến hành chặt chẽ, theo một quy trình tín dụng bắt buộc phức tạp. b) Ngân hàng hợp tác xã: Ngân hàng hợp tác xã là loại hình ngân hàng này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích chủ yếu là nhằm tương trợ giúp đỡ giữa các thành viên, khoản vay thông thường có giá trị thấp, thủ tục đơn giản. Ngân hàng này thường cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản (K1 Đ1 Thông tư 09/2016/TT- NHNN), chỉ cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên (Đ Thông tư 31/2012/TT-NHNN). c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng - Công ty tài chính: Hoạt động của các công ty tài chính ngày càng phát triển, có quan hệ liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thương mại, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của các cá nhân. Cho nên, hình thức cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng khá phổ biến tại các công ty này. - Công ty cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, các động sản khác...). Công ty cho thuê tài chính chỉ cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính căn cứ theo K5 Đ112 Luật CTCTD 2010. d) Tổ chức tài chính vi mô K5 Đ4 LCTCTD quy định Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tổ chức tài chính vi mô cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay, có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của khách hàng tiết kiệm và vay vốn. đ) Quỹ tín dụng nhân dân: Hình thức tín dụng này hoạt động theo mô hình hợp tác xã, trên thực tế đã phát huy hiệu quả cho vay nhất định ở các vùng nông thôn, nơi người dân chưa có thói quen, điều kiện tiếp cận các ngân hàng. Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân quy định cụ thể tại khoản 21 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN. e) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam. Hoạt động của các ngân hàng này được Nhà nước bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh, được phép tiến hành các giao dịch vay bình đẳng như các tổ chức tín dụng trong nước. 1.3. Bên vay
Mỗi khách hàng có những đặc thù riêng về điều kiện hình thành, nhu cầu vấn nên tư cách pháp lý của các chủ thể này cũng có sự khác biệt. Nhìn chung pháp luật dân sự, kinh tế phân chia đối tượng bên vay dựa trên năng lực pháp luật, năng lực hành vi, phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực ngành nghề.
- Các pháp nhân; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. Bên vay phải thỏa mãn các điều kiện liên quan đến năng lực chủ thể, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán khoản vay...
- Điều kiện về năng lực chủ thể: a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài:
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
- Điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay
- Không sử dụng vốn vay vào những lĩnh vực pháp luật cấm.
- Nếu sử dụng vốn để kinh doanh thì bên vay phải có đăng ký kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh đúng lĩnh vực, ngành nghề đăng ký.
- Trong trường hợp sử dụng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện luật định.
- Điều kiện về khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có cơ sở xác định khả năng tài chính: báo cáo tài chính có kiểm toán, vốn tự có...
- Trách nhiệm cung cấp các thông tin về tình hình và năng lực tài chính.
- Các điều kiện khác:
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng
1.4. Đề nghị vay vốn
- Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn, các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
- Khách hàng cũng phải thực hiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của những tài liệu đã gửi đến cho tổ chức tín dụng.
- Tuy trong thực tế chúng ta gọi đây là giấy đề nghị được vay vốn, nhưng về mặt pháp lý đây chính là văn bản đề nghị việc giao kết hợp đồng. 1.4. Thẩm định hồ sơ vay vốn
- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
- Điều khoản về khoản vay: số tiền cho vay, hạn mức cho vay, đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ
- Điều khoản về điều kiện vay vốn
- Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay;
- Điều khoản về thời hạn: Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức;
- Điều khoản về phương thức cho vay,
- Điều khoản về Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay
- Điều khoản về Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn
- Điều khoản về lãi suất cho vay,
- Điều khoản về việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay, trả nợ trước hạn;
- Điều khoản về Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên
- Điều khoản về Hiệu lực của thỏa thuận cho vay
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng Nếu hợp đồng tín dụng được ký kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập một hợp đồng riêng biệt.
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
- Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
- Biện pháp bảo đảm tín dụng bao gồm bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không có tài sản. 1.6. Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Cầm cố là sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng theo đó, khách hàng phải chuyển giao tài sản có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay nắm giữ để bảo đảm việc thực nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi cho tổ chức tín dụng.
- Lưu ý: đối tượng cầm cố: thường là động sản.
- Phần lớn các trường hợp cầm cố kèm theo thủ tục chuyển giao tài sản.
- Thế chấp là sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng theo đó, khách hàng phải dùng tài sản có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng..
- Đối tượng: Bất động sản.
- Không có sự chuyển giao đối tượng thế chấp mà chỉ chuyển giao Giấy chứng nhận sở hữu tài sản.
- Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay nếu người vay không trả được nợ khi đến hạn.
1.6. Bảo đảm tín dụng trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ;
- Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội. Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
II. PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỚI HỢP ĐỒNG
CHO VAY TÀI SẢN (HỢP ĐỒNG DÂN SỰ)
- Khái niệm
- Hợp đồng tín dụng: Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên theo quan điểm của nhóm đã phân tích, hợp đồng tín dụng ngân hàng được định nghĩa như sau: Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.
- Hợp đồng vay tài sản: Theo Điều 463, Bộ luật dân sự năm 2015, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, có thể thấy hợp đồng vay tài sản nếu xét dưới góc độ vay trong dân sự thì đây là những quy định chung, còn hợp đồng vay trong góc độ tín dụng thì đấy là hợp đồng tín dụng tức là đấy là 1 hình thức cấp tín dụng. Nó cũng là một dạng của hợp đồng vay nhưng bên cho vay sẽ cam kết giao cho KH 1 khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong 1 thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Hơn nữa, Các quy định liên quan đến hợp đồng tín dụng thì sẽ áp dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
- Nội dung Căn cứ Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì trong nội dung hợp đồng cho vay tại Điều 23 phải “có đủ 14 nội dung bắt buộc”: “Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau: a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp.” Do đó ta có thể thấy PL dân sự chỉ yêu cầu đơn giản về nội dung hợp đồng vay tài sản sẽ do các bên tự thỏa thuận. PL dân sự không bắt buộc các bên phải thỏa thuận theo những nội dung cứng nhắc mà pháp luật chỉ quy định mang tính chất định hướng cho các chủ thể. Như vậy, từ các căn cứ trên có thể thấy sự mâu thuẫn với nhau về nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản. Nếu như đối với hợp đồng tín dụng, Luật các tổ chức tín dụng quy định một cách cứng nhắc thì những quy định của BLDS 2015 về hợp đồng vay tài sản lại chỉ mang tính chất định hướng, mở rộng hơn cho các bên về quyền tự do thỏa thuận về những điều khoản trong hợp đồng.
- Hình thức
- Hợp đồng tín dụng: Xuất phát từ đặc thù của quan hệ tín dụng luôn luôn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Rủi ro này nó không chỉ ảnh hưởng tới tổ chức tín dụng mà nó còn có tác dụng dây chuyền đến người gửi tiền, gây tác động lớn đến nền kinh tế. Hầu hết PL các nước trên thế giới hiện nay cũng đều yêu cầu các bên khi ký kết hợp đồng tín dụng phải thể hiện dưới hình thức văn bản như: Luật Ngân hàng Ba Lan hay Luật Ngân hàng thương mại Trung Quốc. Ở Việt Nam, hình thức thức văn bản cũng là hình thức bắt buộc của hợp đồng tín dụng. Quy định này vừa giúp chúng ta cập nhật theo xu hướng quốc tế vừa giúp chúng ta ràng buộc chặt chẽ các chủ thể trong quan hệ tín dụng, tạo cơ sở vững chắc để cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
- Hợp đồng vay tài sản: Căn cứ Điều 119, BLDS 2015 thì hình thức của hợp đồng dân sự thông dụng có thể bằng văn bản thông thường hoặc là bằng văn bản có công chứng thực hoặc là bằng lời nói. Hình thức hợp đồng này sẽ tùy vào thỏa thuận của các bên. Hình thức bằng lời nói sẽ thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng lời nói nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
- Đối tượng
- Hợp đồng tín dụng: đối tượng của hợp đồng tín dụng luôn là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ (bao gồm cả tiền mặt và bút tích). Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là số tiền xác định, các bên phải thỏa thuận và ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
- Hợp đồng vay tài sản: động sản, thông thường là động sản cùng loại. VD như tiền, giấy tờ có giá cùng loại. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu. Bên vay có quyền định đoạt tài sản vay. Khi hết hạn hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản vay hoặc số tiền đã vay (Khi vay chuyển quyền sở hữu ròi như vậy khi trả chỉ có thể trả tài sản cùng loại thôi.) Có thể thấy, Đối với BLDS thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản rộng hơn có thể do các bên thỏa thuận với điều kiện đó là động sản. Nó có thể là tiền tệ, hay cũng có thể là
giấy tờ có giá cùng loại hoặc cũng có thể là vật. Tuy nhiên với hợp đồng tín dụng thì đối tượng của hợp đồng này bắt buộc phải là tiền tệ.
- Chủ thể tham gia
- Hợp đồng tín dụng: Như chúng ta đã phân tích ở phần 1 thì chủ thể tham gia bao gồm Một bên tham gia hợp đồng phải là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.
- Hợp đồng vay tài sản: Các tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, một bên không nhất định phải là tổ chức tín dụng. chỉ cần họ có năng lực pháp luật, năng lực hành vi, có nhu cầu vay, khả năng hoàn trả tài sản, được bên cho vay chấp thuận. Các bên tự đàm phán, thực hiện giao dịch theo các cam kết riêng của mình. Như vậy, có thể thấy ta chỉ được gọi là hợp đồng tín dụng nếu chủ thể tham gia là bên cho vay là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định (hiện nay chủ yếu là các Ngân hàng). Ngoài các tổ chức tín dụng ra thì không có bất cứ chủ thể nào có tư cách là bên cho vay. Còn đối với hợp đồng vay tài sản thì bên cho vay có thể là các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức tín dụng) cũng có thể là các cá nhân.
Lãi suất Lãi suất vay trong hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 468 BLDS 2015. Theo đó mức lãi suất lãi suất vay trong quan hệ vay tài sản do các bên thỏa thuận, nhưng có những giới hạn nhất định để bảo vệ quyền lợi bên vay (không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên tự thỏa thuận, tuân theo quy luật điều chỉnh của thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (Khoản 2, 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy, so với BLDS 2015, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không đề cập mức trần lãi suất.
Quyền và nghĩa vụ của các bên Trong hợp đồng cho vay tài sản, hai bên bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ; việc thực hiện trước hay sau do hai bên tự thỏa thuận; việc chậm thực hiện nghĩa vụ của một bên không được dùng làm cơ sở dễ chậm thực hiện; từ chối thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay được thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đi vay. Chỉ khi nào bên cho vay chứng minh họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng thì mới có quyền yêu cầu bên đi vay thực hiện nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi...).
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 56/2010/DSST ngày 01/9/2010, Tòa án nhân dân quận 1, Thành phố HCM đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn:
- Buộc ông T và bà H phải trả cho Ngân hàng AC nợ vốn; lãi trong hạn; lãi phạt; lãi quá hạn tính đến ngày 01/9/
- Kể từ ngày 02/9/2010, tiền lãi tiếp tục phát sinh tính trên số nợ vốn chưa hoàn trả theo mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn, cho đến khi thi hành án xong. Ngày 14/9/2010, ông T kháng cáo với lý do:
- Bản án sơ thẩm đã xét xử chưa toàn diện mọi vấn đề, nhất là phương án vay nợ do các bên đã thỏa thuận, không xem xét đề nghị hòa giải của bị đơn cũng như không ghi nhận ý kiến của các bên một cách khách quan; cách tính lãi của Ngân hàng cao hơn quy định của pháp luật; buộc phát mãi tài sản của ông là vô lý vì ông có khả năng trả nợ. Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm: Phía bị đơn và ông T kháng cáo cho rằng lãi suất của Ngân hàng cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước và phạt tín dụng đối với thời hạn chậm trả. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện của ông T xuất trình bảng kê lãi suất cơ bản, thông báo phát mãi căn nhà số 128 THĐ để chứng minh khả năng trả nợ của ông T. Hội đồng xét xử xét thấy: Căn cứ vào Điều 4 của hợp đồng tín dụng nêu trên, bên vay là ông T và bà H có ký tên vào phía dưới của các trang hợp đồng tín dụng chứng tỏ đã có đọc và đồng ý ký tên. Xét hồ sơ vụ án và các tài liệu đã thu thập thể hiện các đương sự là ông T, bà H đã thỏa thuận ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, bên vay đã không trả lãi đúng hạn nên Ngân hàng AC căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa hai bên để tính nợ vốn, lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt và yêu cầu ông T, bà H trả là có căn cứ. Đây là quan hệ tín dụng giữa một bên là cá nhân và một bên là tổ chức tín dụng, không phải là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân nên không thể lấy lãi suất trần cơ bản để điều chỉnh. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận các tài liệu chứng minh của người đại diện của ông T xuất trình, nên yêu cầu kháng cáo của ông T về việc đề nghị xem xét lại lãi suất không được chấp nhận. Quyết định tòa phúc thẩm: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của đồng bị đơn - ông Nguyễn Anh T. Giữ nguyên bản án sơ thẩm... Kết luận: Vì vậy, việc định vị, làm sáng tỏ đặc điểm căn bản của hai chế định hợp đồng này không chỉ là căn cứ để các nhà làm luật thiết lập các quy định pháp lý phù hợp với bản chất của từng giao dịch, mà còn làm cơ sở để thực thi đúng pháp luật. Như vậy, hợp đồng cho vay có đặc điểm chung với hợp đồng vay tài sản về nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. Từ bản chất là một loại hợp đồng ưng thuận, với những điểm đặc thù như đã được phân tích, quan hệ hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Thông qua cơ chế điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành ngân hàng, quan hệ vay đáp ứng được các tiêu chí đặc thù về quyền lợi hợp đồng của các bên, đáp ứng các mục tiêu quản lý kinh tế tài chính của nhà nước, cũng như mục tiêu an toàn tín dụng.
III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Hợp đồng tín dụng với vai trò là kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, để việc giao kết và thực hiện hợp đồng tránh được rủi ro, sự vô hiệu không đáng có, giúp Nhà nước điều tiết được nền kinh tế, chống lạm phát, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng cần quan tâm một số vấn đề sau:
Hoàn thiện về khái niệm hợp đồng tín dụng Mặc dù giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày một nhiều và gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ thể, song cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta đưa ra một khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ liệt kê những nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng. Như vậy, cần có một khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng để có cách hiểu thống nhất khi áp dụng.
Hoàn thiện điều khoản về nội dung của hợp đồng tín dụng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong nội dung hợp đồng cho vay tại Điều 23 phải “có đủ 14 nội dung bắt buộc”, trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ yêu cầu đơn giản về nội dung do các bên tự thỏa thuận. Để tránh trường hợp nếu có những vấn đề phát sinh thì Thông tư này nên sửa đổi theo hướng quy định của Bộ luật Dân sự, nếu các bên không thỏa thuận thì nội dung sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và Luật các Tổ chức tín dụng Mức lãi suất cho vay theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 chỉ áp đặt mức lãi suất trần cố định 20%, mức lãi suất này sẽ không dao động tăng, giảm hay phụ thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, tại Điều 468 quy định về lãi suất, có nội dung như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác...”. Điều 468 BLDS 2015 đã quy định loại trừ việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20% trong “trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Luật khác ở đây được hiểu là pháp luật chuyên ngành điều chỉnh ở một lĩnh vực cụ thể nào đó. Theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, và Khoản 2, 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017 trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có lãi suất trần. Chỉ trong điều kiện đặc biệt cần có sự can thiệp của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước mới quy định cơ chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Cơ chế xác định lãi suất này có thể bao gồm lãi suất trần cho vay trong quan hệ cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Như vậy, BLDS 2015 đã loại trừ việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20%/năm đối với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, lúc đó pháp luật về tín dụng, ngân hàng sẽ cho phép các bên trong quan hệ tín dụng là tổ chức tín dụng và khách hàng được tự thỏa thuận. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp