Skip to document

Tố tụng hình sự-quyền người bị giữ

bài thảo luận
Course

Luật hợp đồng (Luật lao động)

477 Documents
Students shared 477 documents in this course
Academic year: 2022/2023
Uploaded by:

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA LUẬT

Môn: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Lớp: 21DLK1C Giảng viên:

Đề tiểu luận: Danh sách nhóm:

STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Mức độ hoành thành (%)

Điểm

1 Nguyễn Hoàng Cát Tường

100%

2 Đặng Thị Danh 100% 3 Âu Tuyết Nhi 100%

QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP THEO

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

TÓM TẮT

Quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, theo đó điều luật này giải thích chi tiết về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị bắt. Từ đó, có thể thấy đây là một quy định rất tiến bộ, nhằm đảm bảo được quyền con người, quyền công dân của người bị giữ. Thêm một điểm đáng chú ý nữa, khi những quy định này cũng giúp đảm bảo nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội, khi chưa bị kết án bằng bản án của Tòa án.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định đó, những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật đã nhận thấy rằng, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được. Cụ thể thì đó là những hạn chế về công tác thi hành Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; những khó khăn trong việc thông báo về việc giữ người với người thân của bị can.

Dựa trên những thực trạng đó, bài tiểu luận đã đưa ra một số kiến nghị cả về phía cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cũng như chính từ phía người bị giữ. Những kiến nghị, đề xuất được xây dựng và giải thích dựa trên những kiến thức pháp lý phù hợp, có thể được xem là cơ sở để tạo ra các hành lang pháp lý vững chắc cho việc xây dựng, cũng như áp dụng các quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Từ đó góp phần củng cố nền tảng cho công cuộc kiến thiết ngành tư pháp và tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam.

TỪ KHÓA:

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

XHCN: Xã hội Chủ nghĩa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình nghiên cứu về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, việc thu thập và xử lý dữ liệu thống kê là một phần không thể thiếu để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy cho các phân tích và tổng hợp sau này. Để có được cái nhìn toàn diện và sâu rộ về tình hình thực tế, việc tập trung vào tất cả các bản án, quyết định, báo cáo tổng kết, và số liệu thống kê có liên quan là vô cùng quan trọng.

Một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu là phân tích và so sánh. Trong trường hợp này, so sánh là một công cụ mạnh mẽ để xác định những hình thức quyền bị giữ và biện pháp thi hành Lệnh giữ người trong tình huống khẩn cấp được thực hiện như thế nào dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. So sánh giữa các bản án và quyết định sẽ giúp tách rõ các yếu tố tương đồng và khác biệt, từ đó tạo ra cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn về quyền của người bị giữ trong tình huống này. Điều này làm cho nghiên cứu trở nên phong phú hơn với những cái nhìn đa dạng và phù hợp với nhiều tình huống khác nhau.

Một khía cạnh quan trọng khác là việc tổng hợp dữ liệu và đưa ra đánh giá tổng quát. Việc này giúp xây dựng một khung nhìn rõ ràng và toàn diện về tình hình thực tế, từ đó tạo ra sự hiểu biết về những khía cạnh tích cực và hạn chế liên quan đến việc giữ người trong tình huống khẩn cấp. Từ việc tổng hợp dữ liệu và đánh giá, chúng ta có thể đưa ra những đề xuất và kiến nghị cụ thể để cải thiện quy trình thi hành Lệnh và bảo vệ quyền con người một cách tốt hơn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ bị buộc phải thừa nhận rằng quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cũng cần phải được coi trọng và đảm bảo. Mặc dù việc áp dụng biện pháp giữ người trong tình huống khẩn cấp, đôi khi đòi hỏi một cách nghiêm khắc và hạn chế quyền tự do thân thể và nhân phẩm của người bị giữ, nhưng điều quan trọng là đảm bảo rằng việc này diễn ra đúng theo quy định pháp luật và vẫn phải đảm bảo tuyệt đối quyền của người bị giữ.

Thực tế đã chứng minh rằng việc áp dụng các quyền và biện pháp đầy đủ, hợp pháp trong thực tiễn của người bị giữ không chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà còn giúp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện công việc điều tra một cách hiệu quả và

khách quan hơn. Việc tuân thủ đúng quy trình, cung cấp thông tin đầy đủ cho người bị giữ và người thân thích hợp sẽ giúp tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi mà sự thật được khám phá và đánh giá một cách khách quan, thay vì dựa vào sự áp đặt hoặc bất cứ hình thức nào của áp lực.

Mặc dù đã có sự cân nhắc và nỗ lực để bảo vệ quyền của người bị giữ, song chúng ta không thể phủ nhận rằng hệ thống này còn nhiều điểm bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung. Có thể xem xét việc điều chỉnh quy trình áp dụng biện pháp giữ người sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo tính công bằng. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo cho các cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng bắt giữ, để họ hiểu rõ và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc tạo ra cơ chế giám sát độc lập và trong sáng là một bước đi quan trọng để đảm bảo việc giữ người diễn ra một cách minh bạch và không vi phạm quyền của người bị giữ. Thông qua việc tham gia của các tổ chức xã hội và người dân trong quá trình giám sát, chúng ta có thể đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm cao hơn từ các cơ quan thực hiện.

Tóm lại, việc bảo vệ quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần cân nhắc một cách thận trọng và toàn diện. Từ việc áp dụng đúng và hợp pháp đến việc tạo ra các cơ chế giám sát và cải thiện hệ thống, chúng ta có thể tạo ra một môi trường pháp luật công bằng hơn, thể hiện tôn trọng và bảo vệ quyền của mỗi cá nhân.

THẢO LUẬN

NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

Người người bị giữ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.[]

Ngoài ra, cũng cần phân biệt về việc tạm giữ người có sự khác nhau giữa thủ tục tố tụng hình sự và thủ tục hành chính:

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Người có

Theo đó, nhìn vào điều luật chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” có quyền:

 Quyền được áp dụng các thủ tục tố tụng cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp  Quyền tự bào chữa, quyền lựa chọn nhờ người bào chữa giúp đỡ. Sự khác biệt giữa hai quyền này là ở chỗ: Quyền thứ nhất được đáp ứng bởi nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ngược lại, Quyền thứ hai cho phép người bị tạm giữ thực hiện quyền tự bào chữa, quyền bào chữa cho mình.

Đặc điểm quyền được áp đụng thủ tục tố tụng của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Thứ nhất, trong bối cảnh quan trọng, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị giữ cũng trở nên cực kỳ quan trọng. Do đó, đòi hỏi rằng người bị tạm giữ phải thực sự hiểu rõ về các quyền mình được hưởng theo quy định của pháp luật. Điều này bao gồm việc biết rõ lý do bị tạm giữ, quyền được thông báo về tình huống của mình và quyền biết đến tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tình huống của mình. Hơn nữa, họ có quyền tự bào chữa hoặc lựa chọn sự hỗ trợ từ người bào chữa. Điều này giúp họ có cơ hội đưa ra quyết định thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, việc giữ người trong tình huống khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Điều 109 và Điều 110 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, và nó đặt nền tảng từ vị trí pháp lý của người bị tạm giữ. Biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người và quyền công dân, đồng thời tạo ra nguy cơ cao cho việc tiếp tục thụ lý hình sự và chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, cần phải đảm bảo rằng các thủ tục tố tụng hợp pháp sẽ được áp dụng một cách nghiêm ngặt đối với những người bị giữ. Điều này đảm bảo rằng việc áp dụng các thủ tục tố tụng là hợp pháp và công bằng, đồng thời đảm bảo rằng người bị giữ không bị thiệt hại về quyền lợi và quyền tự do trong quá trình điều tra.

Thứ ba, tuân thủ đúng thủ tục pháp lý đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với quyền lợi của người bị giữ. Tuân thủ đúng các quy trình này không chỉ đảm bảo rằng công lý được thực hiện một cách đúng đắn, mà còn tạo nền tảng cho những cá nhân đang tìm kiếm công lý và đảm bảo rằng họ được đối xử công bằng. Điều này giúp bảo đảm rằng người bị tạm giữ được đối xử một cách tôn trọng và bảo vệ quyền tự do cá nhân của họ. Đồng thời, việc đảm bảo quyền

cơ bản của con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các cá nhân cũng phải được đề cao và bảo vệ.

Thứ tư, Cơ quan điều tra tội phạm (CQĐT) có một loạt vai trò quan trọng và trách nhiệm khi thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến những người bị giữ trong tình huống khẩn cấp. Trách nhiệm này bao gồm việc thực hiện điều tra một cách công bằng và duy trì tính pháp lý của quá trình tố tụng. Một khía cạnh quan trọng của việc thực hiện các thủ tục này là đảm bảo rằng người bị tạm giữ được thông báo đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tố tụng. Điều này là cần thiết để cho phép người bị tạm giữ thực hiện quyền của mình một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của mình. Để đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch, việc thông báo và giải thích chi tiết về các quyền này sẽ giúp người bị tạm giữ hiểu rõ hơn và tham gia tích cực trong quá trình tố tụng.

Đặc điểm quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa

Quyền tự bào chữa thực chất là cơ hội mà người bị tạm giữ sử dụng toàn bộ kiến thức về pháp luật mà họ hiểu, để tự mình tường minh lời khai, trình bày các tài liệu và bằng chứng nhằm chứng minh sự vô tội của mình, hoặc giảm nhẹ mức trách nhiệm trong vụ án hình sự. Đây là cách để họ bảo vệ mình trong quá trình tố tụng.

Bên cạnh đó, quyền nhờ người khác bào chữa cũng là một lựa chọn mà người bị tạm giữ có thể sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp tình huống khẩn cấp, khi người bị giữ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện (đối với trường hợp người chưa thành niên, người có khuyết tật về tâm thần hoặc thể chất) hoặc trợ giúp viên pháp lý. Những người này, khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, sẽ đảm nhận vai trò người bào chữa. Đây là toàn bộ nội dung được quy định tại Điều 72 BLTTHS 2015. Quy định này làm cho quá trình tố tụng hình sự trở nên công bằng và minh bạch hơn, đồng thời giúp công tác điều tra diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Tại Điều 58 của Bộ luật Tố tụng hình sự, quyền tự bào chữa hoặc quyền nhờ người khác bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đã được quy định rõ ràng. Điều này giúp đảm bảo rằng, người bị tạm giữ có thể sử dụng một trong hai quyền được kể ra để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình tố tụng. Qua đó, việc thực hiện các hoạt động điều tra và tố tụng hình sự được thực

Thứ nhất, quyền được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã (Điểm a): Quyền này được hiểu là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp sẽ được người có thẩm quyền thi hành quyết định tạm giữ đọc, giao các văn bản liên quan đến việc giữ người như Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định phê chuẩn việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Quyền này đảm bảo việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp xác định chính xác tính pháp lý của lệnh giữ người cũng như đảm bảo thẩm quyền của người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó quyền này cũng tránh trường hợp cơ quan nhà nước lạm quyền khi tiến hành việc giữ người mà không có hoặc chưa có Lệnh hay Quyết định về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Thứ hai, quyền được biết về lý do tạm giữ (Điểm b): Quyền này nhằm đảo bảo thực thi nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Không một ai bị bắt hoặc giam giữ nếu không có lý do. Người bị tạm giữ phải được thông báo lý do cụ thể về việc bị giữ đối với mình. Điều này là cơ chế cơ bản để đảm bảo bị can hiểu rõ tình hình, tội danh mà cơ quan nhà nước đang cáo buộc đối với mình và có thể chuẩn bị những cơ sở lý luận phản hồi.

Thứ ba, được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này (điểm c): Quyền này được hiểu là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp sẽ được người tiến hành Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp “thông báo” có thể bằng lời nói như đọc hoặc bằng văn bản về các quyền và nghĩa vụ của một người khi bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó các cơ quan và người có thẩm quyền cũng sẽ có nghĩa vụ “giải thích” về các quyền này cho người bị tạm giữ nếu họ chưa hiểu hoặc chưa rõ về bất cứ quyền nào đã được thông báo. Đây là cơ sở cho người bị tạm giữ thực hiện các quyền khác của họ từ đó đảm bảo thực hiện được các quy định về quyền của người tạm giữ cũng như đảm bảo vị trí pháp lý của họ trong quá trình tố tụng.

Thứ tư, quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (điểm d): Quyền này được hiểu là việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai họ có quyền đưa ra các ý kiến, trình bày lý luận của bản thân. Tuy nhiên họ cũng có quyền từ chối trả lời các câu hỏi có thể gây bất lợi cho bản thân.

Thứ năm, quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (điểm đ): Người bị tạm giữ sẽ có quyền đưa ra các bằng chứng nhằm chứng minh cho những lý luận của họ đối với những cáo buộc của cơ quan nhà nước cũng như chứng minh việc họ vô tội. Điều này nhằm đảm bảo người bị tạm giữ được tham gia vào quá trình tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ sáu, quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá (điểm e): Đây là một phần quan trọng trong quy trình tố tụng hình sự, giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Theo đó, người bị giữ có quyền trình bày ý kiến về các chứng cứ và tài liệu mà cơ quan điều tra hoặc cơ quan truy tố đang nắm giữ, là nhân tố tác động đến quyết định về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Nếu cơ quan điều tra hoặc cơ quan truy tố không chấp nhận ý kiến của người bị giữ, họ phải lập biên bản ghi nhận ý kiến và nội dung của biên bản này phải được đưa vào tài liệu vụ án. Điều này đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan có cơ hội được nghe và tham gia vào quy trình tố tụng một cách minh bạch và công bằng.

Thứ bảy, quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa (điểm g): Đây là một quyền rất quan trọng nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Điều này nhằm đảm bảo rằng việc thi hành của các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan điều tra, cơ quan công tố đang tiến hành đúng quy định của pháp luật, không được xâm hại đến những quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người bị tạm giữ. Điều này góp phần hạn chế việc oan sai, quy kết sai người sai tội của cơ quan có thẩm quyền.

Cuối cùng, người bị giữ có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người (Điểm h): Nếu có căn cứ cho việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang có những hành vi, quyết định trái quy định của pháp luật thì người bị giữ hoàn toàn có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng này. Điều này đảm bảo tính thượng tôn pháp luật và nguyên tắc mọi người đều bình đắng trước pháp luật.

Như vậy, các quy định về quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 58 BLTTHS cho thấy quan điểm rõ ràng của cơ quan lập pháp về việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Từ đó là cơ sở cho việc duy trì tình thượng tôn của pháp luật cũng như công cuộc xây dựng và đảm bảo nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Thứ ba, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 TT 46/2019/TT-BCA về việc thông báo quyền nhờ người bào chữa đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Theo đó, pháp luật quy định người có thẩm quyền phải tiến hành các hoạt động như thông báo cho người bào chữa, người đại diện, người thân thích về đơn yêu cầu bào chữa của người bị giữ trong vòng 12 tiếng kể từ khi nhận được đơn hoặc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Quy định này nhằm đảm bảo người bào chữa được tham gia vào quá trình tố tụng ngay từ khâu điều tra nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị giữ không bị xâm phạm trong quá trình tiến hành tố tụng. Điều này cũng là cơ chế đảm bảo quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2015.

Thứ tư, trong chương XXXIII BLTTHS 2015 đã quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại cũng như quyền, nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Như vậy, nếu có căn cứ cho việc khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tố tụng là vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì người bị giữ được đảm bảo các quyền về khiếu nại hoặc thông qua người đại diện khiếu nại theo quy định tại Điều 469, Điều 470. Pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Từ đó, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nói riêng và đương sự trong tham gia hoạt động tố tụng hình sự nói chung đảm bảo được quyền khiếu nại của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Như vậy, pháp luật TTHS đã đặt ra các cơ chế cụ thể nhằm đảm bảo và phát huy tốt nhất quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Từ đó, đảm bảo các quy định về quyền của người bị giữ tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2015 được thực thi hiệu quả trên thực tiễn chứ không phải là các quy định “trên giấy”. Các cơ chế này cũng góp phần đảm bảo duy trì được quyền con người, quyền công dân, từ đó xây dựng nền Tư pháp Việt Nam thực sự vững mạnh.

BẤT CẬP VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP VÀ KHIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bất cập

Ngay cả khi bị giữ trong tình huống khẩn cấp, người đó vẫn giữ nguyên bản chất là một con người và một công dân, với tất cả những quyền bảo vệ được pháp luật quy định cụ thể. Việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp chỉ là một cách để ngăn chặn tội phạm mà thôi, việc đó không làm mất đi những quyền riêng tư mà một công dân được pháp luật bảo vệ.

Vì thế, việc quy định rõ ràng những chi tiết này vào Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tạo nền tảng pháp lý cho các cơ quan thực thi pháp luật để dễ dàng áp dụng biện pháp ngăn chặn tội phạm trong thực tế. Điều này giúp giảm nguy cơ xảy ra các hậu quả nghiêm trọng không đáng có, đồng thời đấu tranh hiệu quả chống lại tội phạm. Tuy nhiên, việc tuân thủ những quy định này vẫn còn đôi chút khó khăn và mâu thuẫn, đòi hỏi sự sửa đổi và hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất và triệt để. Điều này sẽ đảm bảo rằng quyền của những người bị giữ trong tình huống khẩn cấp được đảm bảo tốt hơn, không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của công dân và con người.

Nhưng cần nhận thức rõ rằng, việc này còn tiếp tục đối mặt với những thách thức và hạn chế. Tuy nhiên, qua việc nỗ lực sửa đổi và hoàn thiện, chúng ta có thể thực hiện sứ mệnh đồng thời bảo vệ quyền của người bị giữ trong tình huống khẩn cấp và đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết vụ án tố tụng hình sự.

Thứ nhất, việc thông báo khi giữ người trong tình huống khẩn cấp không thể bỏ qua quy định quan trọng tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS). Mục đích của việc này là bảo vệ quyền lợi cho người bị giữ, giúp họ có cơ hội tham gia vào quá trình điều tra một cách rõ ràng và minh bạch. Tuy nhiên, trong trường hợp người bị giữ không có gia đình, người thân, hay nơi cư trú vững vàng, việc thiết lập thông báo có thể gặp phải khó khăn.

Câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp như vậy, làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người bị giữ mà không làm mất thời gian quý báu của các cơ quan chức năng? Một hướng tiếp cận có thể là để người bị giữ được tự do lựa chọn người thân, người mà họ tin tưởng nhất, để đại diện cho mình. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giúp tạo ra một môi trường tốt để hợp tác trong quá trình điều tra.

đọc, thẩm định, và giải thích đầy đủ nội dung lệnh đối với người bị giữ thường không được tạo điều kiện cho việc thể hiện rõ ràng và mạch lạc. Thậm chí, nhiều khi, biên bản này dường như trở thành một tài liệu "đóng cửa", chỉ để hoàn thành thủ tục mà thiếu sự quan tâm đến việc truyền tải thông tin quan trọng đến người bị giữ.

Điều này dẫn đến việc rất nhiều người thi hành không chú ý, thậm chí là không đọc lại nội dung của biên bản sau khi đã tạo. Điều này gây ra một hệ quả nghiêm trọng: người bị giữ không nhận được giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, hay thậm chí không hiểu rõ tại sao mình lại bị giữ. Điều này trở thành vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi đa số những người bị giữ trong tình huống khẩn cấp thường không có trình độ hoặc hiểu biết sâu về luật pháp.

Thực tế, việc không giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị giữ tạo nên một tình trạng thiếu minh bạch và gây ra rủi ro rằng quyền của họ có thể bị xâm phạm một cách không hợp pháp. Điều này không chỉ là một sự vi phạm về quyền con người, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự bảo vệ quyền và lợi ích của người bị giữ trong tình huống cấp bách.

Vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, việc thi hành lệnh giữ cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác. Các biên bản giữ cũng cần được xem xét và sửa đổi để bao gồm thông tin rõ ràng và minh bạch về người ra lệnh, người thi hành, và nội dung của lệnh. Chỉ khi việc thông tin được truyền tải một cách chính xác và đầy đủ, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ mới thực sự được đảm bảo và tôn trọng, thể hiện sự tôn vinh cho tư duy pháp luật và quyền con người.

Thứ ba, trong bộ khung pháp luật, việc lập biên bản trong quá trình giữ người trong tình huống khẩn cấp đóng một vai trò không thể bỏ qua. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nhiều khi sự quan trọng của việc này đã bị mờ nhạt, khiến cho việc thể hiện rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người bị giữ, cũng như lý do bị giữ, trở nên thiếu minh bạch và thậm chí bị bỏ lỡ.

Trong các quy định về lập biên bản, tình hình thường gặp là sự chênh lệch giữa quy định và thực tế thực hiện. Nội dung của mục 2 Điều 113 trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không cung cấp đủ hướng dẫn cụ thể về việc lập biên bản và giải thích lệnh, gây ra tình trạng mơ hồ trong quá trình thực thi. Tuy nhiên, hi vọng vẫn còn khi Thông tư 46/TT-BCA tạo ra một bước đi cần thiết để củng cố quá trình này. Theo quy định này, người thực hiện lệnh giữ cần phải đảm

bảo việc đọc và giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ theo quy định BLTTHS năm 2015. Thêm vào đó, việc ghi rõ thời gian, ngày giờ lập biên bản, cùng với ý kiến của người bị giữ về việc nhờ người bào chữa hoặc tự bào chữa, tạo nền tảng quan trọng để bảo vệ quyền này theo quy định tại Điều 58 khoản 1 điểm g của BLTTHS.

Tuy nhiên, đôi khi thực tế lại phản ánh một bức tranh khác. Trong một số trường hợp, người thi hành lệnh không lập biên bản đúng quy định khi tiếp nhận lệnh và giải thích nội dung của nó. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ những thông tin quan trọng, như việc giải thích lý do bị giữ một cách cụ thể và minh bạch. Trong tình huống như vậy, quyền quan trọng nhất là quyền nhờ người bào chữa thường bị bỏ qua, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của người bị giữ.

Ví dụ như trong Lệnh giữ người và Biên bản giữ người vào ngày 26/04/2019, ông Lê Ngọc Lợi, việc ghi chép không đầy đủ đã dẫn đến việc không thể kiểm soát quyền và nghĩa vụ của người bị giữ một cách đúng đắn. Một sự thiếu sót nhỏ trong việc ghi nhận, lại có thể ảnh hưởng lớn tới quyền của người bị giữ.

Như vậy, quá trình lập biên bản, đặc biệt là việc giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ, cần được đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt. Quy định cụ thể trong Thông tư 46/TT-BCA cũng cần được đặt vào tâm trí trong mọi tình huống. Chỉ khi sự chính xác và minh bạch được thể hiện rõ ràng, quyền và lợi ích của người bị giữ mới được đảm bảo một cách toàn diện và tối ưu. Điều này không chỉ là một vụn vặt pháp lý, mà là cơ hội để tôn vinh nguyên tắc pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ tư, quyền biết lý do bị giữ của người trong tình trạng khẩn cấp không chỉ đơn thuần là một quyền của họ, mà còn là một tiêu chí quan trọng để bảo vệ quyền con người và tôn vinh nguyên tắc pháp luật. Tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, quyền này được thể hiện rõ ràng, mở ra cơ hội cho người bị giữ để hiểu rõ tại sao mình lại bị đưa vào tình huống này.

Thậm chí, nội dung liên quan đến quyền biết lý do còn được cụ thể hóa hơn tại khoản 3 Điều 110 và khoản 2 Điều 113 của cùng bộ luật. Tại đây, không chỉ đề cập đến lý do bị giữ, mà còn nêu rõ cả căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Tuy căn cứ và lý do có thể được xem là hai mặt của một đồng xu, song việc đảm bảo rõ ràng và cụ thể về lý do bị giữ càng thể hiện tôn vinh nguyên tắc minh bạch và công bằng trong hệ thống pháp luật.

Điều này sẽ thể hiện sự minh bạch và tôn trọng quyền con người, một tín hiệu tích cực trong hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, cần điều chỉnh Điều 116 của BLTTHS để đảm bảo quyền biết lý do bị giữ, đặc biệt trong trường hợp người bị giữ không có người thân hay nơi cư trú rõ ràng. Trong tình huống như vậy, cho phép người bị giữ lựa chọn người mình tin tưởng để thông báo là một giải pháp hợp lý. Hơn nữa, việc người bị giữ có quyền chọn có cần người bào chữa hay không cần được ghi rõ trong biên bản và Lệnh giữ người. Điều này không chỉ tôn trọng quyền tự quyết của họ mà còn giúp đảm bảo quyền biết lý do bị giữ một cách tốt nhất.

Bước tiếp theo, chúng ta cần đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quyền cho người bị giữ. Đầu tiên, cần tăng cường hoạt động kiểm sát và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt, đảm bảo quyền của người bị giữ được tuân thủ đầy đủ. Tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất cũng là một biện pháp quan trọng để giám sát việc thực hiện quyền này.

Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện công tác là cần thiết. Các lớp đào tạo chuyên ngành, buổi thảo luận chuyên đề cùng việc cập nhật kiến thức mới về quy định pháp luật liên quan đến quyền của người bị giữ sẽ giúp tạo ra một đội ngũ có hiểu biết sâu hơn và nâng cao khả năng thực hiện công việc.

Nhằm tạo ra một môi trường nhận thức chung về tầm quan trọng của việc thông báo và giải thích quyền cho người bị giữ, việc tập trung vào việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân là cần thiết. Các cán bộ và người có thẩm quyền cần nắm vững quy định của pháp luật và hoàn thiện năng lực trong việc thực thi tố tụng. Những buổi họp và thảo luận về việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tế xã hội cũng là cách để phát hiện và khắc phục những hạn chế, sai sót.

Tóm lại, việc cải tiến hệ thống pháp luật BLTTHS năm 2015 liên quan đến quyền của người bị giữ trong tình trạng khẩn cấp là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tôn trọng quyền con người. Các biện pháp và giải pháp đã được đề xuất sẽ đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn, phản ánh đúng tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích của những người bị giữ.

KẾT LUẬN

Trong hành trình xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng và minh bạch, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một nhiệm vụ cần được thực hiện một cách thận trọng và đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta vẫn chưa thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong các quy định và hoạt động liên quan đến quyền này.

Trước hết, để hiểu rõ hơn về tình hình, chúng ta phải xác định những khuyết điểm đang tồn tại. Một trong những vấn đề chính là thiếu rõ ràng về việc thông báo và giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị giữ. Quyền này không chỉ phản ánh quyền tự quyết của con người mà còn đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin rõ ràng, hay thậm chí không ghi lại ý kiến của người bị giữ về việc cần người bào chữa đã khiến quyền này bị lệch lạc và không được thể hiện đúng mực.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc không đảm bảo quyền biết lý do bị giữ là một điểm đáng lo ngại. Quyền này không chỉ đem lại sự minh bạch trong tối hậu quả của hành động tố tụng, mà còn đảm bảo tránh sai sót oan sai có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lý do bị giữ không được ghi rõ ràng, tạo cơ hội cho những hiểu lầm và tranh cãi vô cùng không cần thiết.

Để giải quyết những khuyết điểm trên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đưa ra những giải pháp cụ thể. Để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch, cần bổ sung và điều chỉnh các điểm thiếu sót trong quy định liên quan đến thông báo và giải thích quyền cho người bị giữ. Cụ thể, việc lập biên bản chính xác và cho phép người bị giữ tham gia vào quá trình này là một cách để đảm bảo rằng quyền của họ được tôn trọng và thể hiện đúng mực.

Không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi quy định, chúng ta cần tạo ra một môi trường cảnh giác và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Điều này có thể thực hiện thông qua việc cung cấp đào tạo, tập huấn cho các cơ quan chức năng liên quan và cán bộ thực hiện tố tụng. Nhờ đó, họ sẽ hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và cách thức áp dụng chúng trong thực tế.

Tóm lại, việc đảm bảo quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không chỉ là một nhiệm vụ pháp lý mà còn là sự tôn trọng đối với quyền con người và quyền công dân. Bằng việc nhận thức rõ ràng về các vấn đề còn thiếu sót và hạn chế, chúng ta có thể đưa ra những biện pháp cải thiện và đảm bảo rằng hệ thống pháp luật của

Was this document helpful?

Tố tụng hình sự-quyền người bị giữ

Course: Luật hợp đồng (Luật lao động)

477 Documents
Students shared 477 documents in this course
Was this document helpful?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUẬT
Môn: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Lớp: 21DLK1C
Giảng viên:
Đề tiểu luận:
Danh sách nhóm:
STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Mức độ
hoành
thành2
(%)
Điểm
1 Nguyễn Hoàng Cát
Tường 100%
2 Đặng Thị Danh 100%
3 Âu Tuyết Nhi 100%
1