Skip to document

Nhóm 11-Tiểu luận VHVN - TIỂU LUẬN VĂN HIẾN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN VĂN HIẾN VIỆT NAM
Course

văn hiến việt nam

509 Documents
Students shared 509 documents in this course
Academic year: 2021/2022
Uploaded by:
0followers
18Uploads
8upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN ------------

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ

HỌC PHẦN VĂN HIẾN VIỆT NAM

Lớp học phần: Văn Hiến Việt Nam Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11 Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lợi

Năm 2022

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN!.......................................................................................................................

  • LỜI CẢM ƠN!.......................................................................................................................
  • LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................
  • NỘI DUNG CHÍNH...............................................................................................................
    • Câu 1:................................................................................................................................
      • a) Tính cộng đồng...........................................................................................................
      • b) Tính tự trị...................................................................................................................
    • Câu 2:................................................................................................................................
      • a) Văn hoá giáo dục........................................................................................................
      • b) Văn hoá văn nghệ.......................................................................................................
      • c) Văn hoá đời sống........................................................................................................
    • Câu 3:................................................................................................................................
      • a) Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên.............................................................
      • b) Về mặt tư duy nhận thức............................................................................................
      • c) Về mặt tổ chức cộng đồng........................................................................................
      • d) Trong lối ứng sử với môi trường xã hội...................................................................
  • KẾT LUẬN..........................................................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................

Ngày nay, giới trẻ Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng và chìm đắm vào văn hóa Phương Tây mà quên đi mất những nét đẹp của văn hóa dân tộc đã được ông cha ta gầy dựng hàng ngàn năm nay. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp bách và ảnh hưởng đến nền văn hóa, tư tưởng của không ít bộ phận giới trẻ nên bộ môn “Văn hiến Việt Nam” đã ra đời để giúp những người trẻ như chúng ta được học hỏi, tiếp thu nhưng vẻ đẹp rất riêng của nền văn hiến Việt Nam. Môn học không chỉ mang đến cho sinh viên cái nhìn đa sắc màu về kiến thức mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, từ đó sẵn sàng cống hiến, bảo tồn văn hóa ngày một tốt đẹp và phát triển hơn. Với lý do như vậy, chúng tôi rất háo hức về những câu hỏi mà giảng viên đã đưa ra, ngày đêm không mệt mỏi tìm kiếm tài liệu không chỉ để hoàn thành tốt bài tiểu luận mà còn bổ sung thêm thật nhiều kiến thức cho chính bản thân mình. Đó sẽ là những hành trang quý báu để vững bước trên con đường sự nghiệp sắp tới.

Với bài tiểu luận này chúng ta sẽ tập trung vào những câu hỏi như ưu/nhược trong tính cách cộng đồng củ người Việt, biểu hiện lối sống tế nhị qua các lĩnh vực văn hóa và đặc trưng cơ bản của các loại hình văn hóa nông nghiệp. Tuy đây chỉ là những khía cạnh rất nhỏ trong nền văn hiến Việt Nam nhưng lại là tiền đề để chúng ta tìm hiểu những thứ rộng lớn hơn về văn hóa Việt Nam.

NỘI DUNG CHÍNH...............................................................................................................

Câu 1:................................................................................................................................

Làng xã là một thực thể thống nhất. Nó có đầy đủ các bộ phận để hoạt động, để "sống” và tự bảo vệ mình khỏi xâm nhập từ bên ngoài. Nguyễn Đổng Chi cho rằng: "làng là một cơ thể trọn vẹn, gần như một con người, nhưng lại là một con người phi giai cấp. Trong cơ thể người trọn vẹn đó, không những có ẩn giấu một linh hồn, một tâm lý ý thức cộng đồng, mà còn có một cá tính riêng, nghĩa là một đặc sắc riêng về tính cách”. Đúng vậy, mỗi làng không những có tính cộng đồng hòa thuận với nhau mà còn có một địa vực riêng, một tín ngưỡng riêng, luật lệ riêng, nhiều nét văn hoá khác nhau.

Tính cộng đồng và tính từ trị là đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của con người làng xã Việt Nam. Tính cộng đồng là tinh thần đoàn kết, tương thông tương ái, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị, làng nào biết làng ấy và phần nào độc lập với triều đình phong kiến.

a) Tính cộng đồng...........................................................................................................

Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình - bến nước - cây đa.

Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện: trung tâm hành chính, trung tâm văn hoá, trung tâm về mặt tôn giáo và trung tâm về mặt tình cảm. Bến nước là nơi phụ nữ quần tụ lại. Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường... Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

Ưu điểm

Cuộc sống của cư dân người Việt do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vì vậy mà trong cuộc sống họ thường liên kết với nhau, nương tựa lẫn nhau. Từ đó, hình thành nên nét đặc trưng của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng.

Ưu điểm của tính cộng đồng là dễ quy tụ được 1 tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục tiêu chung. Tính cộng đồng là 1 trong những bản tính nguyên thủy của con người. Con người từ thời cổ đại đã sống thành 1 cộng đồng, tập thể từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay. Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ đất nước.

Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự đồng nhất: cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương. Do đó, người Việt luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng

Ưu điểm

Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Từ đó, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi người phải tự lo liệu lấy mọi việc. Đó là nguồn gốc truyền thống cần cù.

Tính tự trị của làng xã còn thể hiện qua quyền sở hữu và phân chia ruộng đất công làng xã. Làng xã Việt Nam vốn xuất phát là những công xã nông thôn với chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất. Khi nhà nước ra đời, các công xã vẫn giữ được quyền sở hữu và chiếm dụng ruộng đất này. Đời sống nhân dân quen thuộc với nếp sống tự cấp, tự túc: mỗi làng đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình, mỗi nhà đều trồng rau, nuôi gà, thả cá. Để có thể tự đảm bảo nhu cầu cuộc sống của bản thân.

Nhược điểm

Tính tự trị hình thành óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: "trống làng nào làng ấy đánh. Thánh làng nào làng ấy thờ". Thêm vào đó là óc gia trưởng - tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó không xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng tạo nên tâm lí "quyền huynh thế phụ", áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thức bậc vô lí, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội.

Tất cả những cái tốt và những cái xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở Việt Nam, bởi lẽ tất cả đều bắt nguồn từ hai đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị.

Câu 2:................................................................................................................................

Tất cả các quốc gia trên trên thế giới đều có những nét văn hóa riêng. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

a) Văn hoá giáo dục........................................................................................................

Người Việt Nam có một tinh thần cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Nó được bộc lộ qua cách giao tiếp hàng ngày với nhau. Vừa thích sự hòa đồng, nhưng lại có một chút rụt rè e ngại. Đôi khi muốn bày tỏ nhưng lại dè chừng.

Con người Việt Nam luôn tôn trọng tình nghĩa. Để có mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn, ta nên biết cách tôn trọng người khác, “Biết mình biết ta”. Ông bà ta xa xưa có định kiến rằng: sự cần thiết của những mối quan hệ qua lại lẫn nhau tốt đẹp. “Có sự cho đi thì sẽ có phần nhận lại”. Ứng xử giao tiếp với nhau để thể hiện sự tôn trọng “Anh chào tôi một câu thì tôi sẵn sàng hỏi thăm lại anh một câu”.

Hành vi ứng xử văn hóa mỗi cá nhân là khác nhau nhưng nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, sự trưởng thành của mỗi cá nhân trong một môi trường xã hội. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, giáo dục, hướng dẫn chỉ dạy từ bé cho đến lớn. Và điều quan trọng hơn hết cha mẹ phải là tấm gương sáng, chú ý từ cách sử dụng từ ngữ, đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, để từ đó các con trẻ sẽ học hỏi và tiếp thu theo.

Người Việt ta ảnh hưởng từ tính cộng đồng làng xa, người ta luôn coi trọng tìm hiểu độ tuổi, xuất thân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, của đối tượng giao tiếp. Điều này giúp họ có thể xưng hô một cách đúng đắn, thân mật, nắm bắt được tính cách của họ. Ta sẽ tôn trọng danh dự của họ.

Lối nói chuyện tế nhị của người Việt có thói nói “vòng vo tam quốc”, không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề chính, mà họ thường cân nhắc, đắn đo trước khi nói. Chính lối nói này để tránh được những điều không hay, làm phật ý người nghe.

Nghi thức xưng hô, cách sử dụng ngôn từ của người Việt Nam rất thân mật, trang trọng, cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hô cho phù hợp.

Cách ứng xử có văn hóa không phải là biểu hiện xã giao, bề ngoài mà chứa đựng những quan niệm đạo đức, văn hóa nhất định. Đó là phương thức cơ bản, nhằm tạo ra sự thoải mái trong quan hệ giao tiếp xã hội, giúp cho mỗi cá nhân gia nhập một cách hài hòa vào đời sống chung.

Cách ứng xử có tế nhị, có văn hóa là một nghệ thuật chung sống. Nó thể hiện lên tính cách của mỗi con người, biết quý mến, sự tôn trọng người khác, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Là ý thức của mỗi con người trong xã hội, là yếu tố quyết định gía trị của mỗi con người.

b) Văn hoá văn nghệ.......................................................................................................

Thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc ta, những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân. Đồng thời phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người dân Việt Nam; bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c) Văn hoá đời sống........................................................................................................

Trong cách thưởng thức bữa cơm

Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội. Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

mĩ, văn hóa ăn mặc của mỗi người. Từ những trang phục đó, người khác sẽ có cái nhìn, cách đánh giá và quyết định những hành vi đối với ta hoặc đối với những mối quan hệ sắp tới của họ với ta.

Câu 3:................................................................................................................................

Qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Việt Nam cho thấy việc chế ngự thiên nhiên và chiến thắng địch họa là điều kiện sống còn và phát triển của dân tộc ta. Vừa dựng nước, vừa giữ nước là hai mặt cơ bản mật thiết gắn bó với nhau trong cuộc sống của con người Việt Nam. Đó là nội dung và đặc điểm nổi bật, xuyên suốt trong lịch sử nước ta từ xưa cho đến nay. Từ hai lĩnh vực nói trên, con thuyền quốc gia Việt Nam đã vượt qua bao thác ghềnh nguy hiểm, vận mệnh của Tổ quốc đã phải trải qua những bước thăng trầm, nhiều khi bị lầm than và tủi nhục, nhưng cũng lắm lúc rất đỗi vinh quang. Song dân tộc ta bao giờ cũng tỏ rõ ý chí vươn lên, tự cường tự lập của mình, thể hiện một sức sống phi thường và mãnh liệt.

Con đường lịch sử gian nan và tiến trình phát triển đất nước hết sức gian nan đã nhào nặn nên tâm hồn Việt Nam và đã có tác động sâu sắc lên nội dung, tính chất, đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam. Cũng do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đã chi phối lên sự ra đời của nhà nước Việt Nam, khiến cho trong lòng xã hội đó có sự bảo lưu đậm đà những tàn dư của công xã nguyên thủy, đồng thời phương thức sản xuất Châu Á cũng đã ngự trị lâu dài. Ngay cả chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng ra đời trên cơ sở bảo tồn và phong kiến hóa dần dần đối với kết cấu kinh tế - xã hội của phương thức sản xuất Châu Á. Sau đó, chế độ thực dân áp đặt trên đất nước ta cũng lại nuôi dưỡng tiếp quan hệ sản xuất phong kiến. Tình trạng đó dẫn đến hiện tượng "chồng xếp" trong quan hệ sản xuất, cùng với một cấu trúc lưỡng nguyên về xã hội, thể hiện ở sự cùng tồn tại và bổ sung cho nhau của hai thể chế: một nhà nước quân chủ tập quyền có xu hướng chuyên chế toàn trị, đứng ở trung tâm và bên trên một cộng đồng các làng xã có xu hướng tự trị, tự quản theo lối "phép vua thua lệ làng".

Kết quả là nhà nước và làng xã thường thỏa hiệp với nhau, nhân nhượng lẫn nhau, khiến cho trên bình diện văn hóa cộng sản sự cộng tồn và cân bằng giữa hai dòng văn hóa trong cùng một chế độ: dòng văn hóa quan liêu chính thống và dòng văn hóa dân gian phi chính thống, cũng như sự thâm nhập lẫn nhau giữa bộ phận văn hóa bình dân với bộ phận văn hóa bác học.

Văn hóa Việt Nam thuộc về loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với những đặc trưng chủ yếu sau đây:

a) Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên.............................................................

Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư, chờ cây cối lớn lên ra hoa kết trái và thu hoạch, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, có lối sống hoà hợp với thiên nhiên. Người việt nam mở miệng ra là nói “lạy trời”, “ơn trời”, luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể hiện đức hiếu sinh. Người nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên

có những câu ca dao rất gần gũi như:

“Tháng giêng chân bước đi cày Tháng hai vãi lúa, ngày ngày siêng năng. Thuận mưa lúa tốt đằng đằng, Tháng mười gặt lúa, ta ăn đầy nhà”

b) Về mặt tư duy nhận thức............................................................................................

Vì sống bằng kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúc nước, ở đó con người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa...). Nên ông cha ta có câu:

“Ơn Trời mưa nắng phải thì, nơi thì cầy cạn, nơi thì bừa sâu.

Nhờ trời mưa gió thuận hòa, nào cày nào cấy trẻ già đua nhau” Do đó trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm). Tổng hợp kéo theo hiện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng.

Người nông dân ta quan sát từng yếu tố, hiện tượng của tự nhiên để đúc kết ra kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt. Và để có thể nhớ một cách dễ dàng, có thể truyền lại cho nhiều đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô khan đó thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Chẳng hạn như:

“Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão” “Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút” “Mồng chín tháng chín có mưa, Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa, Thì con bán cả cày bừa đi buôn”

c) Về mặt tổ chức cộng đồng........................................................................................

Theo lối sống trọng tình, làng xóm sống cố định lâu dài với nhau, sống hoà thuận trên cơ sở lấy nghĩa làm đầu “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Một cái lí không bằng một tí cái tình. Sống theo lối trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ, trọng đức quý trọng đạo đức, ở đức có sức mà ăn, trọng văn trọng người có lối sống văn hoá, trọng phụ nữ, phụ nữ có vai trò rất lớn, quản lí kinh tế, tài chính gia đình, theo mẫu hệ (sông cái, đường cái, móng tay cái)

Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn do cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo thích hợp với từng hoàn cảnh, sống tình cảm, tôn trọng cư xử bình đẳng, dân

Bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng kèm theo những mặt tiêu cực. Đã có nhiều ý kiến đánh giá về phẩm chất cũng như những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Trong đó có nhiều mặt nhược điểm lại bắt nguồn từ chính những nguyên nhân đã làm thành ưu điểm, những phẩm chất của con người Việt Nam. Nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hoá của ta, nhưng cũng từ đó hình thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ). Lối sống coi trọng tình nghĩa là mặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, xuề xoà, hoà cả làng.

Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiếntrình lịch sử Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hộiViệt Nam. Vậy nên bên cạnh sự giữ gìn nên văn hóa đặc trưng của dân tộc, ta còn cần biết sáng tạo, vận dụng những thành quả tiến bộ của nền văn minh thế giới.

Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt điển hình:

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện địa lý và tự nhiên thuận lợi, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lưu vực sông lớn, tiêu biểu như: sông Hồng, sông Cửu Long ... Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước làm nên nền văn hóa Việt Nam Thuộc nền văn hóa nông nghiệp tiêu biểu.

Người Việt Nam ưa thích cuộc sống ổn định, ổn định, không thích sự thay đổi, thích gắn bó tình cảm với quê hương, làng xóm, đất nước nên đã hình thành lối sống độc lập, tự trị, hướng nội. Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông, rất sùng bái thiên nhiên, luôn mong có cuộc sống êm ấm, no đủ nên được các dân tộc trong cả nước rất ưa chuộng. Tính cố kết cộng đồng, không phân biệt vai trò cá nhân: “Một con ngựa bị thương, cả thuyền bỏ cỏ”. Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.

Cuộc sống nông nghiệp ổn định đòi hỏi vai trò chăm sóc của phụ nữ, và vai trò của phụ nữ được tôn trọng và đánh giá cao. Tư duy tích hợp-biện chứng, nhấn mạnh kinh nghiệm và cảm thụ cũng được thể hiện trong nhận thức và văn hóa ứng xử của người Việt, nhấn mạnh kinh nghiệm chủ quan hơn là nền tảng khách quan và tri thức khoa học. Tư duy chủ quan, cảm tính kết hợp với lối sống trọng tình, trọng nghĩa tạo nên thói quen suy nghĩ và hành vi tùy tiện. Tư duy tổng hợp-biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo.

Vì vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được coi là loại hình văn hóa thuần nông đặc thù, thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống, nếp nghĩ, cách ứng xử của người Việt, được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN..........................................................................................................................

Để nói về Văn hóa Việt Nam thì còn rất nhiều điều tốt đẹp, nhiều giá trị quý báu cho chúng ta chưa nói hết được ở bài tiểu luận này. Những gì vừa nêu trên chỉ là một khía cạnh rất nhỏ mà chúng ta vừa tìm hiểu nhưng văn hóa là khía cạnh sâu rộng, vì vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ nó một cách trân trọng và tôn vinh những giá trị truyền thống của dân tộc, phát huy những tinh hoa văn hóa của đất nước, của mỗi quốc gia, cần phải ra sức phát triển nó ngày càng vững mạnh và đẹp hơn.

Là một phần nhỏ của thế hệ trẻ ngày nay, chúng tôi nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để góp phần giữ vững và bảo tồn nền văn hóa dân tộc Việt Nam vững mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc. Để làm được điều này không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân nói riêng mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung. Nếu như từng lớp, từng trường, từng gia đình có nhận thức đúng đắn để đóng góp cho dân tộc thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực đang xảy ra hiện nay và sẽ là nền móng vững chắc để thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng và phát triển văn hóa ngày càng lớn mạnh.

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 11

HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN
THÀNH
KÝ TÊN

Nguyễn Trúc Mai 211A230187 100% Huỳnh Thị Anh Thảo 211A230146 90% Trần Nguyên Quỳnh 211A230005 100% Nguyễn Văn Thanh 211A160178 90% Phạm Thị Khôi Nguyên

211A031320 100%
Was this document helpful?

Nhóm 11-Tiểu luận VHVN - TIỂU LUẬN VĂN HIẾN VIỆT NAM

Course: văn hiến việt nam

509 Documents
Students shared 509 documents in this course
Was this document helpful?
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
------------
BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ
HỌC PHẦN VĂN HIẾN VIỆT NAM
Lớp học phần: Văn Hiến Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lợi
Năm 2022
MỤC LỤ